(PTCNO) – Chuyển đổi xanh đang trở thành một xu hướng khách quan và trở thành là ưu tiên trong lựa chọn định hướng phát triển của nhiều quốc gia. Trong đó, chuyển đổi xanh sẽ mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp cả thời cơ và thách thức đan xen. Đồng thời, mang lại tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp nhất là cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp và trang trại gắn với lợi ích bền vững cho cộng đồng về văn hoá, xã hội và môi trường.
Cần tăng cường tuyên truyền để người dân thay đổi tư duy về tiêu dùng theo hướng sử dụng các sản phẩm hàng hóa thân thiện với môi trường. Ảnh minh hoạ
Có thể khẳng định, kinh tế xanh và kinh tế số được xem là trụ cột chính trong nỗ lực hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược này, cần sớm có khung khổ pháp lý đồng bộ, vững chắc làm động lực thúc đẩy chuyển đổi.
Trong khi tài nguyên thế giới đang dần cạn kiệt, đa dạng sinh học đang bị suy giảm, ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, Biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nhiều quốc gia lựa chọn kinh tế xanh là mô hình phát triển mới để giải quyết đồng bộ những vấn nạn đang tiếp diễn phức tạp. Mô hình kinh tế mới này ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vào vốn tự nhiên, tạo ra việc làm, là trụ cột để giảm nghèo. Thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch, các quốc gia nên tập trung nguồn lực hướng đến phát triển nền kinh tế xanh sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ carbon thấp, khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn…
Theo tìm hiểu của Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) phối hợp với Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam cho thấy, Việt Nam chưa có tăng trưởng âm và chưa có tăng trưởng GRDP trên 10%. Đã ghi nhận tăng trưởng GRDP đạt 9%, còn lại hầu như ở mức hơn 6%. Điều này chứng tỏ, kinh tế không có sự bứt phá nhanh mà chỉ ở mức khá. Qua đó, kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào tài nguyên, lao động giá rẻ, phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, đóng góp của khoa học – công nghệ vào nền kinh tế rất ít, chỉ đạt khoảng 40 – 41%…
Trong đó, động lực tăng trưởng chủ yếu là vốn, dù công nghệ hiện đang phát triển nhưng vấn còn hạn chế. Yêu cầu đặt ra, phải hướng đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Tuy nhiên, dựa trên tình hình thực tế chuyển đổi kinh tế hiện nay, dù nhận diện rõ điểm yếu nhưng kinh tế Việt Nam vẫn phát triển theo chiều rộng nhiều hơn là phát triển theo chiều sâu. Mô hình tăng trưởng hiện nay của Việt Nam chưa xanh và không đóng góp nhiều cho phát triển bền vững (năng lượng tái tạo). Ở nhiễm môi trường về rác thải nhựa Việt Nam vào loại nhiều của các tỉnh, thành…
Theo nghiên cứu của Viện IMRIC và Viện IRLIE về Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP)cho thấy, Chuyển đổi xanh là tạo ra sự cải thiện phúc lợi của con người và công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu rủi ro môi trường và huỷ hoại sinh thái. Bởi, liên quan đến các hoạt động và phương thức tiêu dùng gây ra tác động xấu cho môi trường và nguy hại đến cuộc sống con người. Chuyển đổi xanh có thể được định nghĩa là chuyển đổi có các đặc điểm: tỷ lệ phát thải cacbon thấp, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên nước, kiểm soát năng lượng tái tạo) là những hoạt động chính của chuyển đổi xanh. Trong chuyển đổi xanh tăng trưởng doanh thu và tạo việc làm được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư công và tư với đặc điểm là sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên, chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải carbon, chất thải và ô nhiễm, ngăn ngừa mất đa dạng sinh học và suy thoái hệ sinh thái. Công nghệ xanh và các ngành công nghiệp là động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia về chuyển đổi xanh.
Trong khi đó, qua thời gian tuyên truyền của Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam cho biết, TP.HCM có GRDP dẫn đầu cả nước tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chững lại, thu nhập trung bình của người dân vẫn ở mức thấp…Cùng với đó, đòi hỏi phải hoạch định các giải pháp, động lực và không gian phát triển kinh tế mới. Thời gian qua, TP.HCM có các chương trình, đề án liên quan đến triển khai và phát triển các mô hình kinh tế mới, tập trung chuyển đổi theo hướng xanh và số trong cả chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố mở ra nhiều cơ hội và động lực cho hành trình chuyển đổi xanh và số của thành phố.
Điển hình, các quốc gia trên thế giới hiện đang định hình hai xu hướng phát triển lớn mang tính tích hợp cao là chuyển đổi xanh và chuyển đổi số nhằm đảm bảo hiệu quả và bền vững. Các hoạt động hợp tác và hội nhập kinh tế cũng chuyển từ các hiệp định thương mại tự do đơn thuần sang thúc đẩy chuyển đổi kép, gồm: Hiệp định đối tác kinh tế số hay Hiệp định đối tác kinh tế xanh mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các sản phẩm sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế truyền thống với thâm dụng lao động và tài nguyên đang giảm lợi thế cạnh tranh và khó tiếp cận thị trường trong và ngoài nước với tiêu chuẩn ngày càng cao.
Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE phân tích về chi tiêu của 50 nền kinh tế lớn, được thực hiện bởi Dự án Phục hồi Kinh tế Oxford và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), cho thấy chỉ 368 tỷ USD (18%) trong số 14.600 tỷ USD chi tiêu đã công bố có thể được coi là “xanh”. Hay một nghiên cứu riêng của UNDP cho biết cứ mỗi đồng USD cam kết giải quyết khủng hoảng khí hậu vì lợi ích của người nghèo trên thế giới thì có tới 4 USD được chi cho trợ cấp nhiên liệu hóa thạch để duy trì khủng hoảng khí hậu.
Tại thỏa thuận Paris, mục tiêu nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu hiện đang nằm ngoài tầm với. Chủ tịch Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28). Trong đó, để có thể kiềm chế mức nhiệt tăng ở 1,5˚C vào cuối thế kỷ, lượng khí thải toàn cầu phải giảm 43% vào năm 2030. Do vậy, năng lượng tái tạo cần tăng gấp 3 lần mức hiện nay, trong khi sản lượng hydro tăng gấp đôi và ngành nông nghiệp, vốn gây ra 30% khí thải toàn cầu, phải được cải cách mạnh mẽ. Hội đồng các chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì cảnh báo các quốc gia phải đẩy mạnh các nỗ lực về khí hậu nếu muốn đạt được mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 2˚C – lý tưởng là 1,5˚C – vào cuối thế kỷ này.
Mới đây nhất, Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đưa ra dự báo ngành công nghệ xanh có thể đạt hơn 9.500 tỷ USD vào năm 2030, song cho rằng các quốc gia đang phát triển tụt hậu vì nhiều lý do. Theo báo cáo, từ xuất phát điểm gần như ngang nhau cách đây 3 năm, hoạt động xuất khẩu công nghệ xanh của các nước phát triển nhất thế giới đang vượt lên so với các nước đang phát triển. Tổng trị giá xuất khẩu công nghệ xanh từ các nước phát triển tăng từ khoảng 60 tỷ USD lên hơn 156 tỷ USD trong giai đoạn 2018 – 2021. Trong khi cùng kỳ, xuất khẩu từ các nước đang phát triển chỉ tăng từ 57 tỷ USD lên khoảng 75 tỷ USD. UNCTAD cảnh báo nếu không nhanh chóng thu hẹp khoảng cách này, các nước sớm ứng dụng công nghệ xanh sẽ tạo ra những lợi thế lâu dài, khiến các nước đang phát triển càng khó bắt kịp.
Tại Việt Nam, trên thực tế đã triển khai nhiều hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững, trong đó tiêu dùng xanh ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Nhiều văn bản liên quan đã được ký kết như: Tuyên ngôn quốc tế và Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (1999), các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn (1999).
Các chương trình liên quan đến sản phẩm xanh như chương trình cấp nhãn sinh thái, nhãn tiết kiệm năng lượng, nhãn sinh thái cho ngành Du lịch cũng được triển khai. Đặc biệt, Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các chính sách liên quan đến tiêu dùng xanh tại Việt Nam trong giai đoạn tới.
Cụ thể, Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây là chiến lược quốc gia đầu tiên, toàn diện về lĩnh vực phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam. Việt Nam đang tiếp tục đà đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đề cao chất lượng và hiệu quả, đồng thời nỗ lực hết sức mình để phục hồi hậu Covid-19.
Điển hình, chuyển đổi kép về xanh và số đang là xu hướng tất yếu. Kinh tế xanh lẫn kinh tế số được xem là trụ cột chính trong nỗ lực hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Việc ứng dụng các mô hình hướng đến kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững trở thành yêu cầu cấp bách mà mỗi quốc gia, doanh nghiệp quan tâm. Cùng với đó, các công nghệ số hóa góp phần chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, thân thiện với môi trường. Để doanh nghiệp tự tin chuyển đổi, Nhà nước sớm có khung khổ pháp lý vững chắc làm động lực thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi. Hay như cần hệ sinh thái cho chuyển đổi, kỳ vọng những đóng góp về mặt pháp lý để thực thi hiệu quả.
Theo tìm hiểu của Viện IMRIC, Viện IRLIE và Tạp chí DN&TTVN thì ở các quốc gia như Đức, Hàn Quốc hiện đã chuyển đổi và ứng dụng các mô hình kinh doanh mới. Tại Đức, mô hình được phối hợp và thực hiện bởi chính phủ, nhà làm luật, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực cùng tham gia xây dựng các ý tưởng về chuyển đổi xanh một cách sâu sắc, mạnh mẽ và minh bạch. Vì lẻ đó, kinh tế xanh đóng góp 2% GRDP vào năm 2020. Năm 2050, Việt Nam sẽ ước đạt 300 tỷ USD về kinh tế xanh. Ngoài ra, Việt Nam cần có một lộ trình chuyển đổi tổng thể và toàn diện. Trong đó, các trụ cột chính cần tập trung là khung khổ pháp luật, thực hiện các dự án thí điểm, mở rộng các nguồn tài chính xanh. Song song đó, sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng đối với vấn đề phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay sẽ dẫn đến nhiều thay đổi đáng kể trong các quy định có liên quan.
Cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thay đổi tư duy về tiêu dùng theo hướng sử dụng các sản phẩm hàng hóa thân thiện với môi trường
Như vậy, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là những yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế và xã hội đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường và sự phát triển bền vững. Việc chuyển đổi này mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Ngoài công nghệ về năng lượng điện và năng lượng tái tạo, các doanh nghiệp cũng cần mở rộng quy mô sử dụng các công nghệ liên quan đến môi trường bao gồm thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon; loại bỏ carbon; giải pháp cho biến đổi khí hậu; công nghệ tuần hoàn; protein thay thế và nông nghiệp; các giải pháp xử lý nước và đa dạng sinh học; và công nghệ để theo dõi tiến trình trung hòa carbon./.
Minh Sơn – Ngọc Thạnh/Nguồn Viện IMRIC